Phun môi là giải pháp thẩm mỹ tuyệt vời, chất lượng không thể bỏ lỡ để có được làn môi đẹp, lôi cuốn và quyến rũ. Tuy nhiên, cần nắm rõ vừa phun môi xong nên bôi gì để mực xăm lên chuẩn đẹp, tự nhiên, đồng thời giảm thiểu tối đa các biến chứng, rủi ro có thể gặp phải.

1. Vừa phun môi xong nên bôi gì?

Nhiều người thường nghĩ rằng sau xăm môi nên bôi nhiều nhiều dưỡng chất nhằm giúp môi nhanh hồi phục hơn, nhưng điều này chưa đúng. Theo chuyên gia thẩm mỹ, sau phun môi khoảng 1-3 ngày, tốt nhất không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.

Bởi lúc này, vùng môi còn chảy dịch mô, nên chỉ cần lấy bông thấm sạch và vệ sinh môi. Tránh sử dụng các loại sản phẩm tẩy rửa cho môi ngoài dung dịch nước muối sinh lý.

Sử dụng tăm bông hay bông tẩy trang thấm vào nước muối sinh lý rồi thoa nhẹ lên vùng môi. Tránh chà xát mạnh để không làm bong tróc lớp vảy. Sau đó, thấm khô hết nước để môi luôn khô ráo, không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Vừa phun môi xong nên bôi gì, tốt nhất không nên bôi từ 1-3 ngày sau xăm môi
Vừa phun môi xong nên bôi gì, tốt nhất không nên bôi từ 1-3 ngày sau xăm môi

2. Nên bôi gì lên vùng môi sau khi phun xăm?

Sau khi nắm rõ “vừa phun môi xong nên bôi gì” tuy không nên bôi vào 1-3 ngày đầu tiên, nhưng sau đó nên chăm sóc vùng môi bằng các loại sản phẩm sau để hỗ trợ dưỡng ẩm, hồi phục da, tránh nhiễm trùng và giúp môi lên màu đều đẹp.

2.1 Nên thoa thuốc mỡ

Chuyên viên thẩm mỹ thường chỉ định sử dụng thuốc mỡ kháng sinh sau khi thực hiện xăm môi. Chẳng hạn như Acyclovir, Tetracyclin, Chlorocina-H,… Bởi chứa nhiều thành phần hỗ trợ tăng sinh lượng collagen, từ đó tái tạo cấu trúc da, tránh để lại sẹo và ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn, virus. Chính vì thế, sau xăm nếu dùng các loại dược phẩm này sẽ có tác dụng chống nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình phục hồi và giúp môi lên màu chuẩn đẹp.

Vừa phun môi xong nên bôi gì phải kể ngay đến thuốc mỡ
Vừa phun môi xong nên bôi gì phải kể ngay đến thuốc mỡ

2.2 Bôi vaseline lên môi

Vaseline là sản phẩm có thể lựa chọn để thoa lên vùng môi sau phun. Vaseline có công dụng dưỡng ẩm, giúp môi thêm mềm mại, căng mọng và lên màu đều đẹp. Tuy nhiên, chú ý chỉ nên thoa vaseline lên vùng môi từ 5-7 ngày sau phun xăm khi đã hoàn toàn bong vảy. Tuyệt đối không nên bôi ngay khi mới xăm xong, vì lúc này môi còn đang bị tổn thương, nếu dùng vaseline dễ gây bít tắc lỗ chân lông hay thậm chí là mưng mủ.

Vừa phun môi xong nên bôi gì không thể bỏ qua vaseline
Vừa phun môi xong nên bôi gì không thể bỏ qua vaseline

2.3 Thoa dầu dừa để cấp ẩm cho môi

Hầu như ai cũng biết rằng dầu dừa có công dụng dưỡng ẩm rất hiệu quả. Vừa phun môi xong nên bôi gì, có thể sử dụng dầu dừa sẽ giúp ngăn chặn tình trạng khô môi, nứt nẻ và môi sẽ mềm mại hơn. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến chuyên gia với những ai có cơ địa nhạy cảm vì dễ gây kích ứng.

>>> Xem thêm: Cách chăm sóc môi sau khi phun hiệu quả lên màu nhanh

2.4 Thoa son dưỡng

Son dưỡng là loại sản phẩm không nên bỏ qua sau khi thực hiện xăm môi. Đó là bởi thoa son dưỡng hỗ trợ vết thương vùng môi mau lành, lên màu chuẩn đẹp và giữ độ ẩm thiết yếu. Nhưng cần lưu ý không nên thoa son dưỡng ngay khi mới phun môi, chỉ nên thoa sau xăm từ 3-5 ngày. Bởi lúc này môi đã bong tróc vảy và dễ bị khô nên thoa son dưỡng là rất hợp lý. Tuy nhiên, cần chú ý lựa chọn son dưỡng không mùi, không màu và thành phần an toàn, lành tính cho vùng môi.

Thoa son dưỡng giúp cấp ẩm cho môi, thúc đẩy vết thương nhanh lành và lên màu đẹp
Thoa son dưỡng giúp cấp ẩm cho môi, thúc đẩy vết thương nhanh lành và lên màu đẹp

3. Chú ý cần nhớ khi bôi thuốc lên môi sau xăm

Bên cạnh để ý đến việc “vừa phun môi xong nên bôi gì”, để hỗ trợ môi mau lành và lên màu chuẩn đẹp sau xăm, hơn nữa tránh tình trạng môi bị kích ứng, cần chú ý các yếu tố sau:

  • Trong vòng 24 giờ đầu tiên, không nên thoa thuốc hoặc các loại sản phẩm khác lên môi, bởi lúc này môi còn đang bị tổn thương, chảy dịch, nếu thoa thuốc rất dễ khiến môi bị nhiễm trùng.
  • Sau khi môi khô, bắt đầu tạo vảy thì có thể thoa thuốc theo chỉ dẫn từ chuyên viên thẩm mỹ. 
  • Nếu môi gặp tình trạng sưng và đau nhiều, nên bôi thêm thuốc giảm đau theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Không tự ý mua hay sử dụng thuốc không được chỉ định từ chuyên viên phun môi để không gây tổn thương hay kích ứng môi.
  • Vệ sinh tay kỹ càng với xà phòng diệt khuẩn rồi mới thoa thuốc hay các loại sản phẩm khác lên vùng môi.
  • Nên dùng tăm bông để lấy thuốc và bôi, tránh sử dụng tay chạm trực tiếp lên môi.
  • Khi thực hiện thoa thuốc hay các sản phẩm khác, chỉ thoa 1 lớp mỏng và không nên thoa quá dày.
  • Hạn chế dùng son môi có màu, son bóng hay đồ trang điểm khác trong giai đoạn môi đang dần phục hồi.
Cần chú ý một số yếu tố khi bôi thuốc lên vùng môi sau phun xăm
Cần chú ý một số yếu tố khi bôi thuốc lên vùng môi sau phun xăm

4. Một vài vấn đề có thể xảy ra với môi sau phun xăm

Ngoài vấn đề vừa phun môi xong nên bôi gì, phun môi là phương pháp làm đẹp cũng có tiềm ẩn các rủi ro nếu không áp dụng quy trình chuẩn. Trường hợp biến chứng sau xăm môi không phải hiếm, có người bị nhẹ nhưng cũng có người gặp các vấn đề trầm trọng và tác động tới cả sức khỏe. Chẳng hạn như:

4.1 Môi bị sưng tấy

Sưng môi sau xăm là phản ứng rất bình thường và tự nhiên của cơ thể. Nếu gặp tình trạng này thì không nên quá lo lắng. Nếu áp dụng chuẩn kỹ thuật, các dấu hiệu sưng tấy sẽ dần giảm sau khoảng 2-3 ngày. Với các vị trí nhạy cảm hơn, có thể kéo dài vấn đề sưng tấy khoảng 1 tuần nhưng cũng sẽ nhanh chóng biến mất. 

Tuy nhiên, trong trường hợp các vấn đề này kéo dài, có thể vùng môi đã gặp phải tình trạng nhiễm trùng sau xăm. Lúc này, nếu môi vẫn còn bị sưng tấy, mưng mủ hay chảy dịch môi thì nên thăm khám bác sĩ hay chuyên gia da liễu để được chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời.

Vừa phun môi xong nên bôi gì? Môi rất dễ gặp tình trạng sưng tấy khi vừa thực hiện phun xăm
Vừa phun môi xong nên bôi gì? Môi rất dễ gặp tình trạng sưng tấy khi vừa thực hiện phun xăm

4.2 Môi thâm, xỉn màu

Tình trạng môi thâm, xỉn màu sau xăm thường là bởi sử dụng mực phun chất lượng kém. Mực có thể trộn lẫn cùng nhiều oxit kim loại làm tăng mức độ oxy hóa và thúc đẩy các gốc tự do hoạt động mạnh mẽ hơn. Từ đó, gây tổn thương các tế bào, đồng thời sản sinh ra nhiều lượng sắc tố melanin khiến môi càng thâm hơn.

>>> Xem thêm: Đôi môi căng mọng, tự nhiên với kỹ thuật phun lòng môi

4.3 Nổi mụn nước trên môi

Sau xăm môi gặp vấn đề nổi mụn nước li ti không phải hiếm gặp, tình trạng này đến từ các nguyên nhân khác nhau.

Nếu là mức độ nhẹ, mụn nước sẽ nhanh khô lại và bong tróc lớp vảy sau khoảng 7 ngày. Lý do có thể là trong tiến trình thực hiện, kim xăm đâm sâu và tạo các vết thương lớn, ảnh hưởng đến việc tái tạo các tế bào.

Còn với mức độ nặng hơn, việc xuất hiện mụn nước là do trong khi thực hiện xăm môi, tạo điều kiện để virus Herpes xâm nhập vào. Những mụn nước này sẽ bị phồng rộp lên và có dịch vàng ở trong. Lúc này, cần tìm gặp bác sĩ hay chuyên gia, bởi nếu không được điều trị đúng cách hay để lâu ngày dễ để lại các biến chứng nguy hiểm.

Môi cũng dễ gặp tình trạng nổi mụn nước sau khi thực hiện xăm môi
Môi cũng dễ gặp tình trạng nổi mụn nước sau khi thực hiện xăm môi

4.4 Môi không lên màu

Việc xăm môi không lên màu đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: 

  • Công nghệ phun xăm: nếu công nghệ cũ, lỗi thời có thể tác động đáng kể đến tiến trình mực phun lên màu. 
  • Yếu tố cơ địa: với nền da dầu sẽ khó duy trì màu mực xăm hơn nên cũng dễ gặp trường hợp phun môi không lên màu. Hơn nữa, với người có cơ địa nhạy cảm, tốc độ đào thải các hạt màu nhanh cũng dễ khiến mực xăm khó duy trì lâu dài.
  • Chất lượng mực xăm: nếu mực phun giá rẻ, pha lẫn nhiều tạp chất cũng sẽ làm môi không lên màu sau xăm. Chính vì thế, khi đăng ký dịch vụ phun môi, nên chọn lựa đơn vị uy tín để đảm bảo hiệu quả như mong đợi.
  • Trình độ của kỹ thuật viên: nếu chuyên viên không nắm rõ cấu trúc da, điều khiển kim xăm không chuẩn dễ khiến mực phun vào da không đúng lượng hay không đúng vị trí. Ngoài ra, mực phun quá ít hay quá nông thì môi cũng khó lên màu chuẩn.
  • Cách chăm sóc: nếu chăm sóc không đúng chuẩn dễ khiến mực phun nhanh bay màu. Chẳng hạn như, nếu không kiêng nước dễ làm loãng màu mực, khiến môi bị nhiễm trùng và ảnh hưởng tới kết quả sau cùng.

Chắc hẳn bạn đã nắm rõ liệu vừa phun môi xong nên bôi gì để vết thương vùng môi nhanh lành nhất. Đồng thời, chú ý chăm sóc và dưỡng môi đúng chuẩn để thúc đẩy màu môi lên nhanh, bền màu và chuẩn đẹp nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *