Hiện nay, phun môi đã trở thành một phương pháp phổ biến giúp cải thiện tình trạng môi thâm xỉn và nhợt nhạt, nhờ sử dụng máy phun xăm kỹ thuật số hiện đại. Bên cạnh đó, cấy môi sinh học cũng là một giải pháp khác hỗ trợ phục hồi và tái tạo màu môi tự nhiên, mang lại đôi môi căng mọng và tươi tắn.
Vậy, cấy môi sinh học là gì và nên chọn phun môi hay cấy môi sinh học? Kiến thức thẩm mỹ của Lilyspa giúp bạn lựa chọn phương pháp làm đẹp phù hợp.
1. Cấy môi sinh học là gì?
Cấy môi sinh học là phương pháp thẩm mỹ hiện đại nhằm tạo màu cho môi bằng cách cấy tinh chất tạo màu. Theo thời gian, môi có thể trở nên thâm hoặc xỉn màu, và cấy môi sinh học trở thành giải pháp lý tưởng cho cả nam và nữ.
Phương pháp này không chỉ giúp làm sáng màu môi mà còn mang đến sắc hồng đào tự nhiên. Giúp cải thiện diện mạo và sự tự tin cho những ai mong muốn sở hữu đôi môi khỏe mạnh, tươi tắn.
2. Phân biệt giữa cấy môi sinh học và phun môi
Sau khi đã hiểu rõ cấy môi sinh học là gì, để giúp khách hàng dễ dàng quyết định giữa phun môi hay cấy môi sinh học, dưới đây là bảng phân biệt chi tiết về hai loại phương pháp này:
Tiêu chí so sánh | Cấy môi sinh học | Phun môi thẩm mỹ |
Kỹ thuật thực hiện | Kim Nano nhẹ nhàng lướt trên bề mặt môi mà không gây ra nhiều tổn thương | Đưa mực xăm vào tầng biểu bì của môi với độ sâu khoảng 0.2mm |
Thời gian phục hồi | Môi sẽ ổn định và có dấu hiệu bong vảy chỉ sau khoảng 3 – 5 ngày sau khi thực hiện | Từ 5 – 7 ngày môi sẽ bắt đầu bong tróc vảy mực và trở nên ổn định hơn. |
Độ bám và bền màu | Thời gian giữ màu và bám màu vô cùng bên của môi, kéo dài tối đa 6 – 7 năm | Thời gian giữ màu tối đa trong khoảng 5 năm, tùy thuộc vào từng cơ địa |
Dung dịch tiêm | Dưỡng chất, tế bào gốc, chất tạo màu môi | Mực phun xăm thẩm mỹ chuyên dụng |
Chi phí thực hiện | Cấy môi sinh học giá cao hơn hình thức phun xăm do sử dụng thiết bị hiện đại và dưỡng chất cao cấp. | Giá phun xăm môi thấp hơn do thực hiện đơn giản |
3. Quy trình thực hiện cấy môi sinh học chuẩn
Sau khi tìm hiểu cấy môi sinh học là gì? bạn cần biết các bước thực hiện cấy môi sinh học như thế nào để có cái nhìn khách quan.
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Chuyên viên sẽ thăm khám tình trạng môi của khách hàng, hỏi về tiền sử bệnh nền và xác định sức khỏe có đủ điều kiện tham gia dịch vụ hay không. Sau đó, chuyên viên tư vấn về màu môi và hình dáng phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh môi
Trước khi thực hiện ủ tê, vệ sinh môi bằng dung dịch chuyên dụng lau sạch bụi bẩn, son và tế bào chết trên bề mặt môi. Bước này giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn và sưng viêm khi thực hiện.
Bước 3: Ủ tê
Dù quy trình cấy môi sinh học ít gây khó chịu, chuyên viên sẽ dùng dung dịch ủ tê theo tiêu chuẩn Bộ Y tế lên môi trong khoảng 10-15 phút để đảm bảo khách hàng thoải mái nhất.
Bước 4: Cấy gel sinh học
Sau khi thuốc tê có tác dụng, chuyên viên sẽ dùng bút phun xăm chuyên dụng để cấy gel sinh học lên bề mặt môi. Cần đảm bảo rằng khuôn dáng và màu sắc môi hài hòa và đều màu.
Bước 5: Vệ sinh lại môi
Làm sạch vùng môi thêm một lần nữa, sau đó lau gel sinh học còn sót lại.
Bước 6: Hướng dẫn chăm sóc
Cuối cùng, chuyên viên sẽ hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc môi tại nhà và hẹn lịch tái khám.
4. Cấy môi sinh học là gì? Có nên không?
Việc phun môi sinh học thực sự mang lại kết quả ấn tượng, nhưng trước khi quyết định áp dụng phương pháp này, bạn cần cân nhắc một số yếu tố sau:
4.1. Mục tiêu cá nhân
Mỗi người có những mong muốn khác nhau khi tìm đến dịch vụ thẩm mỹ, như thay đổi sắc tố môi, cải thiện hình dáng môi, loại bỏ thâm môi hoặc muốn có đôi môi dày dặn hơn. Việc xác định rõ nhu cầu từ ban đầu sẽ giúp bạn dễ dàng chọn lựa màu sắc và hình dáng phù hợp.
4.2. Tìm hiểu về kỹ thuật
Hãy trao đổi kỹ lưỡng với chuyên gia về mong muốn của bạn cũng như khả năng đáp ứng của phương pháp. Cũng cần tìm hiểu về cấy môi sinh học là gì? quy trình, cách thức hoạt động và những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện công nghệ thẩm mỹ này.
4.3. Chuẩn bị tinh thần và sức khỏe
Bạn chỉ nên thực hiện dịch vụ làm đẹp khi có tâm lý thoải mái và sức khỏe ổn định. Mặc dù phun môi sinh học được đánh giá cao về độ an toàn, phương pháp này vẫn có chống chỉ định với một số trường hợp như: phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người bị chứng máu khó đông, người bị cao huyết áp, bệnh tim mạch, người mắc bệnh đái tháo đường hoặc người đang trong kỳ kinh nguyệt.
5. Những rủi ro gặp phải khi thực hiện cấy môi sinh học
Cấy môi sinh học là gì? Gặp phải rủi ro gì? Tìm hiểu để đưa ra quyết định đúng đắn có nên sử dụng phương pháp này không nhé.
5.1. Rủi ro gặp phải
- Sưng và đau: Sau cấy, có thể xuất hiện sưng, đỏ, và đau nhức xung quanh vùng môi. Tuy nhiên, tình trạng này thường tạm thời và sẽ giảm dần sau vài ngày.
- Phản ứng dị ứng: Có thể xảy ra phản ứng dị ứng như ngứa, sưng hoặc mẩn đỏ do chất làm đầy sử dụng.
- Mất cảm giác: Một số người có thể báo cáo mất cảm giác tạm thời ở vùng môi, nhưng cảm giác này thường trở lại bình thường sau vài tuần.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là một rủi ro tiềm ẩn, mặc dù hiếm gặp. Để giảm nguy cơ, cấy môi phải được thực hiện theo quy trình y khoa nghiêm ngặt và tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau cấy.
- Kết quả không như mong muốn: Có thể xảy ra trường hợp cấy môi không thành công, trong trường hợp này, có thể cần thực hiện lại quy trình.
5.2. Trường hợp không nên cấy môi sinh học
- Cấy môi sinh học không phù hợp cho các trường hợp sau:
- Phụ nữ hiện mang thai hoặc đang cho con bú
- Người mắc bệnh máu khó đông
- Người bệnh đái tháo đường
- Người đang điều trị bằng thuốc chống đông máu (như aspirin)
- Người có huyết áp cao
Để giảm thiểu rủi ro, quan trọng nhất là chọn chuyên gia thẩm mỹ có kinh nghiệm và uy tín. Họ sẽ cung cấp thông tin về cấy môi sinh học là gì và quy trình thực hiện giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với tình trạng cá nhân và mục tiêu thẩm mỹ của bạn.
6. Hướng dẫn cách chăm sóc môi sau khi cấy sinh học
Chăm sóc môi sau khi cấy sinh học rất quan trọng để giúp môi hồi phục nhanh chóng, tránh viêm nhiễm và kích ứng.
6.1. Trong 24 giờ đầu sau cấy môi
- Hạn chế tiếp xúc với nước: Tránh để môi tiếp xúc với nước để phòng tránh viêm nhiễm và mưng mủ.
- Tránh chạm vào môi: Không nên chạm hoặc cọ xát vào môi để bảo vệ vùng da mới cấy.
- Giảm sưng đau: Nếu môi bị sưng hoặc đau, có thể chườm túi đá lạnh lên vùng môi.
- Bôi thuốc theo chỉ định: Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm sưng.
6.2. Từ ngày thứ 2 đến thứ 7 sau cấy môi
- Vệ sinh môi: Dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý hoặc nước sạch để lau nhẹ nhàng vùng môi. Tránh chà xát mạnh.
- Dưỡng ẩm: Sử dụng son dưỡng ẩm không màu, không mùi và không chứa thành phần kích ứng để giữ ẩm và làm mềm môi.
- Xử lý dịch tiết: Nếu môi tiết dịch hoặc có mưng mủ nhẹ, dùng tăm bông y tế thấm nhẹ.
- Chế độ ăn uống: Nên ăn món mềm như cháo, súp, và dùng khăn làm sạch môi sau khi ăn để hạn chế tiếp xúc với nước.
- Uống nhiều nước: Giúp môi không bị khô và thúc đẩy quá trình hồi phục.
- Tránh thực phẩm kích thích: Tránh đồ cay nóng, hải sản, đồ nếp, rau muống, thịt bò và trứng để ngăn ngừa sưng ngứa và để lại sẹo.
- Không sử dụng mỹ phẩm: Không dùng son màu, son bóng hay mỹ phẩm khác trên môi trong thời gian này.
- Bảo vệ khỏi ánh nắng: Tránh để môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tia UV. Khi ra ngoài, nên đeo khẩu trang kín và hạn chế ra ngoài khi không cần thiết.
7. Những câu hỏi về cấy môi sinh học thường gặp
Cấy môi sinh học là gì? Các câu hỏi liên quan có thể bạn quan tâm:
7.1. Cấy môi sinh học có đẹp không?
Cấy môi sinh học là phương pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả, được yêu thích trên toàn thế giới. Kỹ thuật này không chỉ biến đổi màu môi mà còn sử dụng gel sinh học để trẻ hóa làn môi, giúp giải quyết nhiều vấn đề về đôi môi không hoàn hảo.
7.2. Cấy môi sinh học có bền không?
So với các kỹ thuật phun xăm môi thông thường, cấy môi sinh học có độ bền cao hơn, duy trì màu sắc từ 5-7 năm. Với những người có cơ địa thích ứng tốt, hiệu quả có thể kéo dài lâu hơn nữa.
7.3. Cấy môi sinh học có đau không?
Cấy môi sinh học sử dụng đầu kim siêu nhỏ, lướt trên bề mặt da nên không gây đau đớn. Chỉ gây ra cảm giác châm chích rất nhẹ. Trước khi thực hiện, chuyên viên sẽ dùng thuốc ủ tê để đảm bảo sự thoải mái cho khách hàng.
7.4. Cấy môi xong bị vết bầm ảnh hưởng gì không?
Hiện tượng bầm có thể xảy ra do tổn thương. Nếu kỹ thuật viên có tay nghề non kém, tác động sâu có thể gây ra vết bầm. Để khắc phục, bạn không nên tự ý thoa thuốc mà hãy làm theo chỉ định của chuyên gia. Môi sẽ hồi phục trong 1-2 tuần.
7.5. Sau khi cấy môi sinh học có bị sưng không?
Kỹ thuật cấy môi sinh học không phá vỡ cấu trúc môi, nhưng ở một số cơ địa nhạy cảm, môi có thể bị sưng. Hiện tượng này là bình thường và sẽ hết sau 1-2 ngày. Nếu sưng kéo dài, bạn nên thăm khám bác sĩ.
7.6. Những màu môi hot nhất hiện nay?
Việc lựa chọn màu môi phụ thuộc vào độ tuổi, màu da, màu tóc và cá tính. Lilyspa gợi ý một số tone màu nổi bật năm 2024:
- Tone tự nhiên: Hồng baby, hồng sữa, cam nhạt, màu nude.
- Tone sáng: Đỏ cam, đỏ tươi, cam cà rốt, đỏ hồng, hồng sáng.
- Tone đậm: Đỏ rượu vang, đỏ cherry, đỏ mận, đỏ cam đậm.
- Tone xu hướng: Hồng đào, cam đào, đỏ san hô, hồng san hô.