Ăn lê có béo không hay lê có hỗ trợ giảm cần không là chủ đề được thảo luận rất nhiều trên các diễn đàn làm đẹp. Lê là loại quả bổ dưỡng, thơm ngon với nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe mái tóc và làn da, đồng thời hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Ngoài ăn lê tươi nguyên quả, có thể chế biến lê thành nước ép lê, bánh ngọt hay sinh tố lê,… giúp thanh nhiệt trong các ngày hè nóng bức.
1. Giải đáp thắc mắc ăn lê có béo không?
Tuy quả lê có nhiều tác dụng tuyệt vời nhưng nhiều người băn khoăn không biết liệu ăn lê có béo không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn lê không những không gây béo mà còn hỗ trợ kiểm soát cân nặng ổn định, thậm chí góp phần vào tiến trình giảm cân.
Bởi lượng calo có trong quả lê chỉ ở mức 57 calo với 100g. Nếu ăn khoảng 200g lê đã đủ no rồi nhưng năng lượng cơ thể nạp vào khá thấp, không dư thừa năng lượng gây tăng cân.
Ngoài ra, quả lê có hàm lượng nước khá cao nên ăn loại quả trước hay sau bữa ăn cũng giúp no lâu hơn, hạn chế nạp các thức ăn khác. Hơn nữa, với chất xơ dồi dào, trung bình nếu ăn 1 quả lê giúp cung cấp khoảng ¼ lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày.
Chính vì thế, ăn lê giữ cho dạ dày “đầy” khá lâu, từ đó hạn chế cảm giác thèm ăn, giúp kiểm soát tình trạng cân nặng tối ưu nhất.
2. Quả lê chứa bao nhiêu calo?
Theo tính toán, trong 100g quả lê chỉ có khoảng 57 calo và 86,5g nước. Ngoài ra, quả lê còn chứa khá ít lượng chất béo, protein, carbohydrate, đồng thời giàu hàm lượng canxi, vitamin nhóm C, P, sắt, axit folic và betacaroten.
3. List 9++ lợi ích khi ăn lê giảm cân
Ngoài giải quyết câu hỏi “ăn lê có béo không”, loại quả này còn đem lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo mọi người nên kết hợp quả lê trong chế độ ăn hàng ngày.
3.1 Tốt cho hệ miễn dịch
Trong quả lê có chứa nhiều loại vitamin C, K, B2, B3 cùng nhiều khoáng chất như folate, canxi, magie, mangan, đồng,… có thể giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, giảm bớt đi tình trạng suy nhược, mệt mỏi. Hơn nữa, ăn lê còn hỗ trợ bảo vệ ADN, làm tiến trình trao đổi chất diễn ra trơn tru hơn, ngăn nguy cơ đột biến tế bào có thể xảy ra.
3.2 Cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể
Với nhiều lượng chất xơ cao chứa trong quả lê, vừa không cần lo ngại “ăn lê có béo không” vừa đặc biệt tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Hơn nữa, còn hỗ trợ kiểm soát, ổn định lượng đường trong máu. Song song đó, trong loại quả này còn rất giàu các loại khoáng chất như vitamin K, C, đồng, từ đó giúp bảo vệ cơ thể tránh các tác động xấu từ các gốc tự do.
3.3 Trị ho hiệu quả
Trong quả lê có chứa nhiều hoạt chất chống viêm, dồi dào chất chống oxi hóa như vitamin C, quercetin, procyanidin,… hỗ trợ làm dịu những tổn thương trong đường hô hấp.
3.4 Nâng cao sức khỏe đường ruột
Trong quả lê, nhất là phần vỏ có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, từ đó nâng cao sức khỏe đường ruột theo cách tự nhiên.
Hơn nữa, loại chất xơ hòa tan pectin khá đặc biệt trong quả lê, giúp nuôi dưỡng những lợi khuẩn tốt trong ruột, bởi vậy tăng cường chức năng hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể hiệu quả từ các tác nhân gây hại.
Cụ thể, với 1 quả lê 178g có chứa lượng chất xơ lên đến 5,5g, gần bằng 20% tổng lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Từ đó, chỉ cần ăn một quả lê có thể cung cấp một lượng đáng kể chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, đồng thời xóa tan nỗi lo “ăn lê có béo không”.
>>> Xem thêm: Ăn rong biển có béo không? Rong biển chứa bao nhiêu calo?
3.5 Ngăn ngừa căn bệnh ung thư nguy hiểm
Trong quả lê có chứa đa dạng các hợp chất có khả năng chống ung thư. Cụ thể, hai chất axit cinnamic và anthocyanin đã có nghiên cứu chứng minh có thể hỗ trợ ngăn ngừa căn bệnh ung thư.
Theo một số nghiên cứu, chế độ ăn uống bổ sung nhiều loại trái cây kể cả lê giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các loại ung thư dạ dày, ung thư phổi hay ung thư bàng quang.
Ngoài ra, nghiên cứu khác cũng chỉ ra các loại quả giàu hàm lượng flavonoid như quả lê có tác dụng ngăn ngừa ung thư buồng trứng và ung thư vú.
Tuy nhiên, vẫn cần các nghiên cứu cụ thể, sâu hơn, quả lê chỉ giúp hỗ trợ ngăn ngừa chứ không phải là lựa chọn để điều trị ung thư.
3.6 Chống viêm hiệu quả
Trong quả lê giàu hàm lượng flavonoid – chất chống oxi hóa hiệu quả, hỗ trợ giảm viên, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường, tim mạch. Ngoài ra, lê còn cung cấp nhiều loại vitamin K, C cùng các khoáng chất như đồng, giúp tăng cường khả năng chống viêm.
3.7 Tốt cho sức khỏe tim mạch
Các loại chất dinh dưỡng dồi dào có trong quả lê giúp bảo vệ, duy trì chắc năng hoạt động của hệ tim mạch luôn khỏe mạnh. Theo một số nghiên cứu, các loại chất chống oxi hóa trong quả lê làm giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh đột quỵ, tim mạch hay nhồi máu cơ tim nguy hiểm.
3.8 Giảm tình trạng loãng xương
Trong quả lê có nhiều vitamin K cùng đa dạng các khoáng chất, từ đó giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng loãng xương đạt hiệu quả cao.
3.9 Tốt cho phụ nữ mang thai
Quả lê là loại thực phẩm rất lành tính và không chứa độc tố. Do đó, bà bầu có thể bổ sung từ 1-2 quả lê hàng ngày nhằm giúp cung cấp dưỡng chất, đem đến nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe như: ổn định sức khỏe hệ tim mạch, tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt giải độc, nạp thêm lượng canxi, giảm độ phù nề khi mang thai,…
4. Tips ăn lê giảm cân đạt hiệu quả cao
Nếu đang ăn kiêng giảm cân, nên chế biến lê với các loại thực phẩm ít đường và ít chất béo, sữa để giảm calo và không lo ngại ăn lê có béo không. Có thể áp dụng các mẹo ăn lê hữu ích sau:
4.1 Ăn lê trực tiếp
Chất xơ có trong quả lê giúp đem lại cảm giác no lâu hơn, góp phần giảm các cơn thèm ăn và lượng thức ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày. Khi ăn quả lê tươi có thể thưởng thức trọn vẹn vị thơm ngon, hấp thu tối đa dưỡng chất từ loại quả này.
Nhằm giúp kiểm soát lượng lê ăn vào và hạn chế ăn quá nhiều, nên cắt lê làm các miếng vừa ăn, đồng thời kết hợp lê với các loại thực phẩm khác như hạt hướng dương, hạt chia hay sữa chua để bổ sung thêm năng lượng, tăng cảm giác no và ổn định đường trong máu.
4.2 Nước ép lê thanh mát
Nước ép từ quả lê không những có tác dụng giải nhiệt trong ngày hè oi bức mà còn có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe tổng thể. Hơn nữa, nước ép lê giúp no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó tác động tích cực đến tiến trình giảm cân.
Cách thực hiện món nước ép lê khá đơn giản:
- Quả lê đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, lõi và cắt lê thành các miếng nhỏ.
- Cho lê vào máy ép hoa quả hay máy xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước.
- Đổ nước ép lê ra ly, thêm ít nước cốt chanh và đá viên rồi khuấy đều.
>>> Xem thêm: Ăn cóc có béo không? Có nên ăn nhiều cóc hay không?
4.3 Salad lê thơm ngon
Món salad lê có chứa nhiều chất xơ hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm thiểu tình trạng táo bón cũng như các vấn đề liên quan đến đường ruột.
Hơn nữa, chất chống oxy hóa dồi dào trong quả lê cũng có khả năng bảo vệ tế bào, nâng cao chức năng hệ miễn dịch.
Chỉ cần chuẩn bị một vài quả lê tươi, các loại rau xanh yêu thích (cải xoăn, xà lách,…) kết hợp với hạt bí, hạt chia, hạt điều,… cùng phô mai (parmesan, feta,…) tùy vào khẩu vị mỗi người.
Cắt lê thành miếng vừa ăn, trộn đều với các các loại thực phẩm đã chuẩn bị rồi rưới lên ít nước sốt là có ngay đĩa salad thơm ngon, bổ dưỡng.
5. Có nên ăn nhiều lê hay không?
Tuy quả lê đem lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng cũng chỉ nên tiêu thụ với lượng vừa đủ. Bởi nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt vì có hàm lượng chất béo thực vật tương đối cao. Nếu ăn lượng lớn có thể tích trữ trong cơ thể tạo ra năng lượng thừa.
Song song đó, cần cân đối ăn lê với các loại thực phẩm khác để không bị dư thừa chất dinh dưỡng, từ đó không phải lo ngại ăn lê có béo không. Theo ước tính, nam giới trung bình cần 35g chất xơ, nữ giới cần nạp 25g chất xơ nên chỉ cần tiêu thụ từ 1-2 quả lê trong một ngày là hợp lý, vừa hỗ trợ sức khỏe vừa không gây béo.
Bên cạnh ăn lê, cũng cần kết hợp luyện tập thể dục, thể thao, các bài tập giúp đốt cháy năng lượng như tập gym, yoga, aerobic,…
6. Nên ăn lê vào thời điểm nào trong ngày?
Để xóa tan nỗi lo “ăn lê có béo không”, đồng thời đạt hiệu quả giảm cân tối ưu nhất, cần cân nhắc ăn lê vào những thời điểm sau:
- Trước các bữa ăn: để hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ, nên ăn 1 quả lê hay uống nước ép lê trước khi ăn. Từ đó, vừa tạo cảm giác nhanh no hơn vừa giảm lượng đồ ăn nạp quá nhiều.
- Ăn lê vào giữa các bữa ăn: nếu cảm thấy đói vào giữa các bữa ăn, có thể ăn sinh tố lê hay món salad lê bổ dưỡng. Đồng thời, kết hợp lê cùng các loại quả khác như chuối, táo để cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể và tốt cho làn da.
Hy vọng chia sẻ từ Lilyspa đã giúp bạn giải đáp thắc mắc liệu ăn lê có béo không hay có nên ăn quả lê để hỗ trợ giảm cân hay không. Đây là loại quả rất tốt cho tiến trình giảm cân nhưng không nên quá nhiều hay ăn thay cơm. Hơn nữa, ngoài ăn uống thì cần kết hợp với chế độ luyện tập thường xuyên để sở hữu vóc dáng như mong đợi.