Sau món phở, bún là món ăn cũng rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng, bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày bởi hương vị thơm ngon, bổ dưỡng. Chính vì thế, có nhiều thắc mắc xoay quanh câu hỏi liệu “ăn bún có béo không”. Có thể trả lời đơn giản là “không” nếu nắm rõ cách ăn đúng chuẩn, khoa học.
1. Ăn bún có béo không?
Trong bún tươi có chứa lượng calo tương đối thấp, vì vậy, nếu tiêu thụ bún đúng cách sẽ không phải lo ngại liệu ăn bún có béo không. Đặc biệt, với những ai đang trong chế độ giảm cân, nên ăn bún kết hợp thêm đậu phụ, các loại rau để bổ sung chất xơ và giảm bớt calo nạp vào cơ thể.
Mức calo trong món ăn từ bún có thể cao là bởi các nguyên liệu kèm theo. Tuy nhiên, nếu ăn lượng hợp lý và ăn kèm nguyên liệu lành mạnh, ít calo và ít chất béo thì bún có thể là lựa chọn để xây dựng thực đơn giảm cân.
Ngoài ra, nhiều người thường ăn bún kết hợp với các loại thịt, hải sản, rau củ, gia vị cũng như nước lèo. Nếu không tính toán, kiểm soát chất béo và calo nạp vào có thể gây tăng cân.
2. Bún chứa lượng calo bao nhiêu?
Trung bình, với 100g bún tươi sẽ chứa khoảng 110 calo. Từ đó, có thể thấy rằng lượng calo có trong bún tương đối thấp và có thể dùng bún thay cơm để hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, lượng calo trong bún còn phụ thuộc khá nhiều vào các nguyên liệu ăn kèm, gia vị, cách chế biến,…
Ví dụ, lượng calo trong một số món bún quen thuộc:
- Bún xào: chứa khoảng 570 calo.
- Bún bò Huế: khoảng 479 calo.
- Bún riêu: 482 calo.
- Bún chả: 390 calo.
- Bún đậu mắm tôm: chứa khoảng 550 calo.
- Bún mắm: chứa tầm 480 calo.
- Bún cá: 450 calo.
- Bún thịt nướng: 451 calo.
3. Bí quyết ăn bún không ngại béo
Để không lo ngại ăn bún có béo không, cần chú ý kiểm soát mức calo nạp vào cơ thể qua từng bữa ăn, chọn thời điểm ăn bún thích hợp,…
3.1 Chọn thời điểm ăn bún hợp lý
Cần cân nhắc ăn bún với thời điểm thích hợp để đảm bảo sức khỏe và duy trì cân nặng. Tốt nhất, nên ăn bún vào buổi sáng hay trưa để giúp cơ thể hấp thu hết lượng calo nạp vào qua các hoạt động. Đồng thời, không nên ăn bún vào bữa tối hay trước khi ngủ bởi tiến trình chuyển hóa sẽ khá chậm, từ đó tích mỡ gây tăng cân.
Nếu tiêu thụ bún vào tối hay khuya, chỉ nên ăn với lượng nhỏ, hơn nữa chọn bún có chứa ít tinh bột và nhiều rau xanh, các loại thực phẩm lành mạnh để giảm bớt lượng calo nạp vào cơ thể.
3.2 Chọn loại bún chứa ít tinh bột
Bún có ít tinh bột thường làm từ những nguyên liệu như rau củ, gạo lứt, bột mì,… lượng tinh bột khá thấp so với bún thông thường.
Tiêu thụ bún ít tinh bột làm giảm thiểu lượng đường hấp thu vào cơ thể, tránh nạp quá nhiều calo, giúp giảm cân hiệu quả mà không phải lo ăn bún có béo không.
>>> Xem thêm: Ăn phở có béo không? Phở chứa lượng calo bao nhiêu?
3.3 Chọn nguyên liệu ăn kèm lành mạnh
Nên chọn thức ăn kèm theo bún có chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng, giảm bớt cảm giác đói và giúp no lâu hơn, nhờ vậy sẽ không nạp thêm calo vào cơ thể.
Các loại thực phẩm tốt, lành mạnh phải kể đến như rau thơm, salad, tía tô, giá đỗ,… giúp cân bằng calo và dưỡng chất nạp vào cơ thể.
Bên cạnh đó, cần chú ý cách chế biến các món ăn kèm như tránh dùng nguyên liệu có nhiều dầu mỡ, chất béo, đường hay nước sốt,… Đồng thời, nên chọn thực phẩm có nhiều proteing như cá, gà,… giúp kiểm soát calo và không phải lo ăn bún có béo không.
3.4 Tiêu thụ lượng bún vừa phải
Nếu ăn bún quá nhiều, lượng calo nạp vào cơ thể sẽ cao vượt ngưỡng nhu cầu, từ đó tích tụ nhiều chất béo và dẫn đến tăng cân.
Do đó, nên tiêu thụ bún với lượng vừa phải, chỉ ăn khoảng 100g bún kết hợp cùng các loại thức ăn khác để vừa nạp đủ năng lượng cho cơ thể, vừa không gây ảnh hưởng đến cân nặng.
Song song đó, nên ăn chậm, nhai kỹ để giúp no nhanh hơn và nạp đủ lượng thức ăn, tránh ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân khó kiểm soát.
3.5 Kết hợp luyện tập thường xuyên
Thường xuyên vận động hỗ trợ cơ thể đốt cháy chất béo và giảm bớt năng lượng, nhờ vậy, tiến trình giảm cân diễn ra nhanh hơn và đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.
Ngoài ra, luyện tập thể dục thể thao cũng góp phần nâng cao sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các bệnh lý, hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể.
4. Một số món bún hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Để đa dạng hóa thực đơn giảm cân, nên tiêu thụ các loại bún có chứa lượng calo thấp, từ đó không phải lo ăn bún có béo không.
4.1 Bún tươi
Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn bún tươi không gây béo nếu cân đối tốt lượng calo trong khẩu phần ăn. Như vậy, tránh ăn bún kèm với các loại thực phẩm có nhiều chất béo, muối, đường; đồng thời kết hợp nhiều loại rau xanh và nước ép sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
4.2 Bún gạo lứt
Bún gạo lứt sẽ chứa nhiều lượng chất dinh dưỡng hơn so với bún tươi. Loại bún này làm từ gạo lứt, loại gạo còn giữ lớp cám ở bên ngoài, chứa lượng calo dao động từ 320-350 calo.
Ngoài ra, bún gạo lứt còn có nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin,… Từ đó, khi tiêu thụ sẽ giúp cơ thể nạp đủ lượng chất dinh dưỡng giúp giảm cân an toàn, lành mạnh nhất.
4.3 Bún chay thanh đạm
Ngoài các món bún ninh từ xương hầm hay có thịt, có thể đổi vị cho khẩu phần ăn mỗi tuần bằng món bún chay bổ dưỡng. Bún chay thường chế biến từ nguồn nguyên liệu từ thực vật, do đó lượng calo khá thấp. Do đó, có thể kết hợp thường xuyên trong chế độ giảm cân mà không ngại béo.
4.4 Bún cuốn bánh tráng
Bún cuốn bánh tráng có chứa lượng calo tương đối thấp khoảng 110 calo. Do đó, đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vào danh sách các món ăn kiêng, giảm mỡ hiệu quả.
>>> Xem thêm: Ăn xôi có béo không? Bí quyết ăn xôi không ngại béo
5. Ăn bún có tốt hay không?
Bún là loại thực phẩm ngon miệng, lành mạnh và giúp cơ thể nạp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ lượng bún quá nhiều dễ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bởi trong bún có các chất làm chua. Nếu ăn với lượng lớn, nhất là khi ăn loại bún chất lượng không đảm bảo dễ dẫn đến tình trạng suy gan, viêm loét niêm mạc bao tử, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ung thư.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên bổ sung bún từ 3-4 lần mỗi tuần vào bữa ăn sáng hoặc trưa để thay đổi khẩu vị, đồng thời giúp cơ thể nạp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết.
6. Những ai không nên ăn bún?
Món bún tuy rất ngon miệng và rất dễ ăn, tuy nhiên không phải phù hợp với mọi đối tượng, nhất là với những người sau:
- Người mắc bệnh dạ dày và đại tràng: với cách chế biến bún là ngâm bột gạo trong nước tầm 1 ngày cho bột nở, do đó trong quá trình lên men có chứa nhiều tinh bột. Với những ai có vấn đề liên quan đến dạ dày, tiến trình lên men này có thể dẫn đến các tình trạng như chướng bụng, khó tiêu hay đầy hơi. Người bị mắc hội chứng dạ dày tá tràng hay viêm dạ dày cần hạn chế tối đa tiêu thụ bún.
- Trẻ em: tuy bún là loại thực phẩm dễ ăn, dễ chế biến và phổ biến cho trẻ em, nhưng một vài nơi sản xuất trong quá trình chế biến có thể dùng một lượng hóa chất nhất định. Nếu là loại bún không đảm bảo chất lượng dễ gây tác động xấu đến hệ tiêu hóa ở trẻ, do đó, tốt hơn hết không nên cho trẻ em ăn bún quá sớm hay hạn chế lượng ăn tối đa.
- Chị em phụ nữ sau sinh: bún làm từ gạo ngâm chua và trong tiến trình chế biến có thể chứa một lượng hóa chất. Các chất này có thể tác động không tốt đến hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé. Sau quá trình sinh nở, nên chú ý tập trung đến chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.
- Người đang bị ốm sốt: khi trong tình trạng ốm, sốt, tiêu thụ bún có thể dẫn đến lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài. Do đó, khi bị ốm, chỉ nên tiêu thụ các món ăn nhẹ như cháo thịt, cháo đậu xanh, súp,… để giảm thiểu áp lực cho hệ tiêu hóa.
Mong rằng chia sẻ chi tiết từ Lilyspa đã giải đáp hoàn toàn thắc mắc liệu “ăn bún có béo không”. Từ đó, giúp bạn nắm thêm kiến thức để thay đổi, tùy chỉnh khẩu phần ăn sao cho hợp lý cho chế độ ăn kiêng, giảm cân của mình. Đồng thời, hãy luôn nhơ thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng hiệu quả đốt cháy mỡ thừa.