Nho là loại quả vô cùng giàu chất chống oxi hóa, khoáng chất và vitamin. Liệu ăn nho có béo không, có hỗ trợ giảm cân không là câu hỏi rất được quan tâm từ các tín đồ “mê” loại trái cây này nhưng sợ béo hay đang trong chế độ ăn kiêng. Có nhiều cách ăn nho như ăn tươi trực tiếp, uống nước ép, sinh tố nho,… Tuy nhiên, với những ai mắc bệnh tiểu đường, loét dạ dày, huyết áp cao,… chú ý hạn chế tiêu thụ nho để không làm bệnh trở nặng thêm.
1. Ăn nho có béo không? Nho bao nhiêu calo?
Trong 100g nho tươi sẽ chứa tầm 69-72 calo. Lượng calo cụ thể còn phụ thuộc vào loại nho và nguồn gốc, xuất xứ.
Sau đây là lượng calo tương đối tính theo 100g nho xanh, đỏ, đen:
- Nho xanh: xấp xỉ 70-72 calo.
- Nho đỏ: xấp xỉ 69-72 calo.
- Nho đen; tầm 69-75 calo.
Hơn nữa, nếu nho tươi được sản xuất, chế biến tạo thành phẩm nho khô, lượng calo sẽ tăng lên, khoảng từ 282-300 calo. Bởi lúc này lượng nước đã bay hơi và chứa nhiều đường trong quả.
Vậy câu hỏi đặt ra là “ăn nho có béo không”. Ăn nho không gây béo vì 100g nho tươi chỉ có 69-72 calo, bằng khoảng ⅓ số calo thiết yếu cho 1 bữa ăn, do đó hoàn toàn an tâm không lo béo. Hơn nữa, nho có hàm lượng vitamin, chất xơ, khoáng chất dồi dào, cung cấp dưỡng chất tốt cho cơ thể.
Nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều nho (nhất là nho khô), đồng thời chế độ ăn uống không khoa học dễ gây ra dư thừa calo, tích tụ mỡ thừa, tăng cân.
2. Top 7 lợi ích tuyệt vời khi ăn nho thường xuyên
Không những câu trả lời cho câu hỏi “ăn nho có béo không” là không, song song đó ăn nho hàng ngày đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như: tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện chức năng não bộ, tốt cho mắt, hỗ trợ giảm cân,…
2.1 Khả năng chống oxi hóa vượt trội
Nho cung cấp hàm lượng chất chống oxi hóa dồi dào, nhất là ở phần hạt và vỏ. Kể cả với nho lên men, các chất chống oxi hóa vẫn có rất nhiều, cụ thể như rượu vang đỏ làm từ nho. Theo nghiên cứu, ở vỏ và hạt nho chứa khoảng 1600 hợp chất chống oxi hóa, từ đó chống lại nhiều căn bệnh như tiểu đường, ung thư và bệnh tim.
Chất chống oxi hóa thiết yếu nhất trong quả nho là resveratrol, nhất là trong nho đỏ. Chất resveratrol không những chống oxi hóa, ngoài ra còn giảm nồng độ cholesterol cao, bảo vệ tim, cân bằng huyết áp. Song song đó, chất quercetin trong nho giúp ngăn ngừa sự phá hủy của tế bào, giúp chống virus, kháng viêm hiệu quả.
2.2 Giúp chắc khỏe xương
Trong quả nho có nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết như vitamin K, C, magie, kali, canxi, hỗ trợ nâng cao sức khỏe xương khớp đáng kể.
Đặc biệt, magie và canxi là 2 khoáng chất rất quan trọng, góp phần tạo nên cấu trúc xương, duy trì độ dẻo dai, độ cứng của xương.
2.3 Nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa
Nho là loại quả rất giàu chất xơ, chủ yếu là loại chất xơ không hòa tan. Từ đó, giúp các vi khuẩn có lợi trong đường ruột tăng sinh, phát triển nhiều hơn, làm cân bằng hệ vi sinh vật cũng như bảo vệ sức khỏe đường ruột. Hơn nữa, trong quả nho chứa chất đường tự nhiên là sorbitol, loại đường này không bị phân hủy trong đường ruột, đồng thời không làm tăng lượng đường huyết.
2.4 Có lợi cho mắt
Theo nghiên cứu, chất resveratrol trong nho có chức năng bảo vệ võng mạc khi tiếp xúc với tia cực tím. Nhờ vậy, ngăn chặn các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng do lão hóa (AMD), đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hay các bệnh về mắt có mối liên hệ với bệnh tiểu đường. Hơn nữa, trong quả nho có chứa các chất chống oxy hóa như zeaxanthin và lutein, từ đó bảo vệ mắt khỏi các tác hại từ ánh sáng xanh.
2.5 Hỗ trợ giảm cân
Nho có hàm lượng chất xơ tự nhiên cao, đem đến cảm giác no lâu, hạn chế các cơn thèm ăn. Ngoài ra, chất xơ cũng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, duy trì đường huyết ở mức ổn định, hỗ trợ giảm cân, giải tan mối lo ngại “ăn nho có béo không”.
Lượng calo trong nho tương đối thấp so với các loại thực phẩm khác, do đó có thể bổ sung vào chế độ ăn giảm cân hàng ngày, không sợ thừa năng lượng. Hơn nữa, chất resveratrol trong nho hỗ trợ cơ thể đốt cháy chất béo, giúp tiến trình trao đổi chất hoạt động hiệu quả hơn.
2.6 Tăng cường sức khỏe não não bộ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được tác dụng của nho với sức khỏe não bộ. Nghiên cứu trên nhóm người trẻ tuổi nhận thấy chỉ sau khi uống 230ml nước ép nho tươi 20 phút, các yếu tố về trí nhờ tăng lên khá đáng kể.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy rằng, resveratrol là hợp chất chủ yếu có trong nho có thể hỗ trợ cải thiện tâm trạng, trí nhớ cũng như mức độ học hỏi ở chuột. Hơn nữa, với giống nho có chứa anthocyanins có thể hỗ trợ ngăn ngừa các căn bệnh về hệ thống não. Song song đó, tiêu thụ lượng resveratrol từ quả nho cũng có liên kết mật thiết tới tăng cường trí nhớ, khả năng nhận thức ở người cao tuổi.
2.7 Nâng cao miễn dịch cho cơ thể
Nho không những là loại quả ngon, không lo ngại “ăn nho có béo không” mà còn giúp cơ thể nạp thêm nhiều hợp chất có thể chống lại virus, vi khuẩn, nấm hiệu quả. Hơn nữa, vitamin trong nho giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân có nguy cơ gây bệnh.
Theo một nghiên cứu, chiết xuất trong vỏ nho có thể chống virus gây cúm trong điều kiện phòng thí nghiệm. Ngoài ra, các hợp chất từ quả nhỏ cũng có khả năng chống lại virus thủy đậu, herpes,… Đặc biệt, hợp chất resveratrol trong nho vừa giúp chống oxy hóa, vừa bảo vệ cơ thể khỏi ngộ độc thực phẩm, kể cả từ vi khuẩn E.coli.
3. Tips ăn nho giảm cân không lo béo
Quả nho tươi ngon không những không cần lo ngại liệu “ăn nho có béo không” mà còn có thể chế biến thành các món ăn cuốn hút, bổ dưỡng.
3.1 Ăn nho trực tiếp
Nếu bổ sung khoảng 8-10 quả nho ăn trực tiếp hàng ngày sẽ giúp cơ thể nạp lượng chất resveratrol nhất định, từ đó hỗ trợ chuyển hóa các axit béo và tăng cường năng lượng. Nhờ vậy, không còn phải lo lắng “ăn nho có béo không”, có tác dụng rõ rệt trong tiến trình giảm cân, giảm mỡ.
Chính vì vậy, ăn nho trực tiếp mỗi ngày là cách vô cùng đơn giản, không phải tốn nhiều thời gian, vừa thưởng thức trọn vẹn hương vị tươi ngon của quả, vừa có tác động tích cực đến chế độ ăn kiêng, giữ dáng.
3.2 Sữa chua nho thơm ngon, bổ dưỡng
Hàng ngày ăn sữa chua nho giúp nạp vào cơ thể hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào như chất đạm, kali, canxi, chất xơ, magie, đặc biệt là các loại chất chống oxy hóa hiệu quả như polyphenol.
Các dưỡng chất này vô cùng thiết yếu, hỗ trợ duy trì chức năng hoạt động cơ bản của cơ thể, đồng thời có tác dụng tích cực đến tiến trình trao đổi chất, giúp ổn định cân nặng hiệu quả và xóa tan nỗi lo “ăn nho có béo không”.
Có thể bổ sung món sữa chua nho vào các bữa ăn sáng hay bữa xế, đồng thời có thể kết hợp thêm nho khô hay nho tươi đều thơm ngon, bổ dưỡng. Đồng thời, đem đến nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe, đặc biệt là khi ăn thường xuyên trong khoảng thời gian dài.
3.3 Nước ép nho giàu dinh dưỡng
Trong nước ép nho nguyên chất có hàm lượng chất xơ dồi dào, đồng thời có nhiều đường fructozo tự nhiên. Từ đó, giảm bớt cơn thèm ăn, hạn chế ăn nhiều và tạo cảm giác no lâu hơn, do vậy không phải lo ngại “ăn nho có béo không”.
Ngoài ra, trong nước ép nho có nhiều chất chống oxi hóa, cụ thể như polyphenol và resveratrol giúp ổn định cân nặng và rất tốt cho sức khỏe tổng thể.
Cách làm một ly ép nho thơm ngon, nguyên chất, giàu hàm lượng dinh dưỡng vô cùng đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà:
- Cho 250g nho tươi ngâm vào nước muối loãng, sau đó rửa lại sạch sẽ với nước và để ráo.
- Đổ lượng nho vào máy ép hoa quả để ép kiệt nước.
- Đổ hết nước ép ra ly và bỏ thêm ít đá viên. Thành phẩm nhận được là ly ép nho tươi ngon, vị ngọt dịu, hơi chua nhẹ, hỗ trợ giảm béo và thanh lọc cơ thể hiệu quả.
3.4 Sinh tố nho giảm cân
Tương tự như món sữa chua nho hay nước ép nho tươi ngon nguyên chất, món sinh tố nho giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giảm đi cảm giác thèm ăn, từ đó duy trì cân nặng ở mức ổn định. Ngoài ra, thay các loại thức uống chứa hàm lượng calo cao bằng sinh tố nho có thể hỗ trợ giảm đáng kể tổng lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày, từ đó không còn e ngại liệu “ăn nho có béo không”.
Cách thực hiện món sinh tố nho kết hợp với sữa đơn giản như sau:
- Ngâm 150g nho trong nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch và để ráo.
- Đem lượng nho đổ vào máy xay sinh tố, cho thêm vào 300ml sữa tươi không đường rồi bật nút xay nhuyễn.
- Nên thêm vào ít đá viên để xay nhuyễn cùng sẽ cho ra ly sinh tố nho vừa bổ dưỡng, ngon mát vừa rất tốt để giảm cân.
4. Lưu ý quan trọng khi ăn nho giảm cân
Các thông tin chi tiết ở trên đã giúp bạn nắm bắt được liệu “ăn nho có béo không”. Bởi trong quả nho có hàm lượng calo khá thấp và dồi dào vitamin nên vô cùng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên vẫn cần chú ý một số yếu tố sau để đạt hiệu quả ăn nho giảm cân tối ưu nhất.
- Lượng đường fructose và glucose có trong quả nho rất dễ hấp thu, do đó những ai đang mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế tiêu thụ loại quả này. Hơn nữa, phụ nữ mang thai cần hạn chế ăn quả nho để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải tiểu đường thai kỳ.
- Không nên bổ sung quá nhiều lượng nho trong ngày vì dễ làm tăng đột ngột lượng chất xơ, từ đó dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
- Nho có khả năng nhuận tràng tốt, do đó với những ai có bụng yếu hay hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả thì tránh tiêu thụ quá nhiều nho bởi dễ gây tiêu chảy.
- Hơn nữa, với những ai đang bị mắc các vấn đề liên quan đến răng miệng cần hạn chế ăn nho, bởi lượng đường có trong quả nho dễ làm mòn men răng, từ đó gây ra sâu răng. Đồng thời, nên đánh răng ngay khi ăn nho nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Nên ăn nho luôn cả vỏ để hấp thu trọn vẹn các loại chất dinh dưỡng.
- Tránh kết hợp ăn quả nho cùng các thực phẩm khác như tôm cua, đồ ăn giàu kali,…
- Hạn chế uống nước ngay khi ăn nho, bởi nước dễ gây loãng axit có trong dạ dày, và có thể dẫn đến cản trợ hấp thu dinh dưỡng tối đa từ nho.
- Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, chỉ nên bổ sung khoảng 200-400g nho tươi trong một ngày.
Với những chia sẻ từ Lilyspa về nho bao nhiêu calo hay ăn nho có béo không, hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc. Với lượng calo tương đối thấp cùng hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nếu ăn nho đúng cách cùng chế độ ăn uống khoa học, đồng thời kết hợp tập luyện sẽ giúp đạt cân nặng lý tưởng đúng mong muốn.
>> Xem thêm: Xăm môi bao lâu thì ăn được thịt gà? Tại sao cần phải kiêng?
>> Xem thêm: Làm đẹp với cách làm sáp wax lông tại nhà đơn giản mà hữu ích