Trong một quả cóc chứa lượng calo bao nhiêu? Liệu ăn cóc có béo không? Cóc là loại quả tươi ngon, giòn sần sật, vị chua ngọt lôi cuốn, đồng thời vô cùng dồi dào dinh dưỡng. Từ đó, không những kích thích vị giác mà cóc còn chứa rất ít lượng calo, là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang trong chế độ ăn kiêng hay muốn giảm cân, duy trì cân nặng.
1. Ăn cóc có béo không?
Quả cóc, nhất là với cóc xanh có chứa hàm lượng calo khá thấp. Một quả cóc trung bình chỉ chứa khoảng 69 calo. Lượng calo cụ thể trong từng quả còn tùy thuộc vào cân nặng, kích thước hay chất lượng của quả cóc.
Vì lượng calo thấp như vậy nên không phải lo ngại “ăn cóc có béo không”. Những ai đang ăn kiêng giảm cân có thể thoải mái ăn cóc nhiều hơn so với các loại trái cây hay thức ăn khác.
Song song đó, lượng nước và chất xơ có trong quả cóc cũng giúp đem lại cảm giác no lâu, làm giảm cơn thèm ăn và trong các bữa ăn sẽ ăn ít lại. Nhờ vậy, kiểm soát cơn đói và cân nặng tối ưu nhất.
Hơn nữa, lượng chất béo trong quả cóc cũng khá thấp, chỉ khoảng 0,3-1,8%. Đồng thời, là loại chất béo no, giúp cung cấp cho cơ thể nguồn chất béo quan trọng mà không lo tích tụ mỡ.
2. Công dụng nổi trội của quả cóc với sức khỏe
Theo các chuyên gia y học, bởi trong quả cóc có chứa dồi dào hàm lượng dưỡng chất. Từ đó, không những xóa tan mối lo ngại ăn cóc có mập không mà còn đem lại nhiều giá trị hữu ích cho sức khỏe.
2.1 Tăng cường sức khỏe tim mạch
Bên cạnh các thành phần dưỡng chất cơ bản, trong quả cóc đặc biệt chứa nhiều magie và kali, là hai khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe tim mạch. Magie giúp cơ bắp co bóp và tăng cường chức năng thần kinh, song song đó kali hỗ trợ ổn định nhịp tim cũng như huyết áp.
2.2 Tốt cho hệ miễn dịch
Trong quả có có chứa lượng vitamin C dồi dào, là dưỡng chất quan trọng giúp nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung thường xuyên vitamin từ các loại trái cây như cóc giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm, đồng thời giúp phục hồi nhanh chóng khi mắc bệnh.
2.3 Chống lão hóa
Trong quả cóc chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxi hóa dồi dào, vừa hỗ trợ tái tạo mô da vừa giúp tăng cường độ mịn màng, trắng sáng cho da. Ngoài ra, dùng nước lá cóc đun nước tắm cũng giúp làn da căng mịn hơn.
2.4 Kiểm soát cân nặng
Trong cóc chứa lượng calo khá thấp và giàu chất xơ, do đó không cần phải lo “ăn cóc có béo không”, thường được dùng trong chế độ giảm cân. Lượng chất xơ đem lại cảm giác no lâu, giảm cơn thèm ăn và kiểm soát thức ăn tiêu thụ hiệu quả.
2.5 Ngăn ngừa cảm cúm
Lượng sắt và acid ascorbic trong quả cóc hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn cảm cúm và các dấu hiệu đi kèm. Hơn nữa, nếu bị đau họng hay ho, nên ăn có kết hợp với ít muối, nhai kỹ có thể giúp tình trạng bệnh cải thiện đáng kể.
2.6 Nâng cao sức đề kháng
Hàm lượng sắt và vitamin C dồi dào trong cóc hỗ trợ duy trì và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tiêu thụ cóc còn hỗ trợ các tế bào bạch cầu hình thành khỏe mạnh, từ đó chống các tác nhân lạ cũng như nhiễm trùng bên trong cơ thể.
2.7 Tốt cho hệ tiêu hóa
Không cần lo lắng liệu “ăn cóc có béo không” vì chứa nhiều lượng chất xơ, đồng thời chất xơ còn giúp hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Chất xơ giúp thức ăn di chuyển qua đường ruột dễ dàng, trơn tru hơn, từ đó giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn và thúc đẩy tiến trình tiêu hóa tự nhiên.
3. Tips ăn cóc giảm cân, giữ dáng hiệu quả
Quả cóc thuộc loại thực phẩm lành tính, không những trả lời cho câu hỏi “ăn cóc có béo không” là không, mà còn hỗ trợ giảm cân và giảm thiểu lượng mỡ thừa. Chính vì thế, nên bổ sung cóc vào chế độ ăn kiêng mỗi ngày qua các cách đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà như sau:
3.1 Cóc dầm muối ớt ngon “tê tái”
Món ăn cóc dầm này được giới trẻ rất ưa chuộng, nhất là với các bạn gái. Kết hợp giữa hương vị cay cay, chua chua thêm chút ngọt chút mặn tạo cảm giác rất hấp dẫn và cực “cuốn”.
Cách làm món cóc dầm muối ớt này cực đơn giản, chỉ cần rửa sạch cóc. Tiếp theo, cắt thành các miệng nhỏ vừa ăn rồi đem trộn với ớt, muối, đường sao cho hợp khẩu vị. Có thể bỏ vào bọc nilon bảo quản vào tủ lạnh nếu chưa ăn hết.
Tuy nhiên, chỉ ăn món này khi bụng no, tránh ăn khi đói để không gây tác hại đến hệ tiêu hóa. Tốt hơn hết, nên ăn món cóc dầm này tráng miệng sau các bữa ăn.
3.2 Nước ép cóc ngon miệng
Nếu bạn lo ngại “ăn cóc có béo không” thì món nước ép cóc có thể giải quyết sự băn khoăn này, nhất là khi không thích ăn quả cóc tươi. Nước ép cóc với vị chua chua ngọt ngọt vô cùng dễ uống giúp giảm cân hiệu quả. Loại nước ép này có thể uống nguyên chất hay thêm ít đá, đường tùy ý. Nếu muốn có kết quả giảm cân tối ưu nhất, chỉ nên cho một lượng rất nhỏ đường hay không uống đường.
3.3 Nước ép cóc dứa
Để thay đổi khẩu vị thêm mới lạ, bạn có thể làm món nước ép cóc kết hợp cùng dứa. Ép cóc dứa không những có hương vị ngon ngọt tự nhiên, mà còn rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ giảm cân tuyệt vời.
3.4 Nước ép cóc ổi
Ngoài quả dứa, có thể kết hợp cóc với ổi cũng vô cùng phù hợp. Ổi là loại trái cây có hương thơm và vị ngọt mát, kết hợp với cóc sẽ cho ra thức uống thanh ngọt, thơm vị ổi cùng vị ngọt ngọt, chua chua của cóc. Từ đó, đa dạng hóa chế độ ăn kiêng, không phải lo ngại về lượng calo hay “ăn cóc có béo không”.
4. Có nên ăn nhiều cóc không?
Theo các chuyên gia, các trái cây có vị chua như quả cóc chứa khá nhiều lượng axit. Do đó, nếu ăn quá nhiều dễ gây thừa axit trong dạ dày, gây tác hại tới hệ tiêu hóa, viêm loét dạ dày, thậm chí có thể có nguy cơ ung thư dạ dày.
Chính vì thế, những ai mắc bệnh tá tràng, viêm loét dạ dày, đau dạ dày hay bệnh về đường tiêu hóa không nên ăn nhiều cóc.
Theo nghiên cứu, với người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 300g cóc trong một ngày. Do đó, chỉ nên lượng cóc vừa phải, không nên ăn quá thường xuyên, vừa không lo ngại “ăn cóc có béo không” vừa tránh các tác hại không mong muốn.
5. Lưu ý cần nhớ khi ăn cóc giảm cân
- Không ăn cóc khi bụng đói: bởi lượng axit cao có thể làm dạ dày dễ viêm loét gây ảnh hưởng xấu, rất nguy hiểm.
- Hạn chế ăn cóc thường xuyên với những ai mắc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, dạ dày, tá tràng để không làm bệnh trở nặng.
- Nên kết hợp ăn quả cóc cùng nhiều loại trái cây khác để bổ sung đa dạng các khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Ngoài ra, trẻ em nên ít tiêu thụ cóc bởi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, do đó tránh ăn nhiều các loại quả chua như cóc dễ gây hại.
- Nếu ăn cóc gặp các triệu chứng nào cần đến thăm khám tại cơ sở y tế để được tư vấn, chữa trị.
Cóc là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, cực tốt cho chế độ giảm cân và không cần lo ngại ăn cóc có béo không. Tuy nhiên, chỉ ăn cóc thôi không chỉ đem lại tác dụng giảm cân nhanh chóng và tức thì. Để đạt kết quả và duy trì cân nặng lý tưởng, Lilyspa mách bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện đều đặn mỗi ngày.
Xem thêm: